Chào chị, Ban biên tập xin giải đáp như sau:
Chào chị, Ban biên tập xin giải đáp như sau:
Theo tiểu mục 3.6, 3.7 và 3.8 Mục 3 Phần I Quy chuẩn QCVN 26:2016/BYT quy định phân loại lao động theo điều kiện vi khí hậu như sau:
- Lao động nhẹ (Light workloard): Gồm các dạng lao động liên quan đến ngồi, đứng, đi lại, phần lớn các động tác làm bằng tay, tiêu hao năng lượng từ 120 đến 150 kcal/giờ.
- Lao động trung bình (Medium workloard): Gồm các dạng lao động liên quan đến đứng, đi lại, dịch chuyển và gia công các chi tiết dưới 1kg ở tư thế đứng hoặc ngồi, mang vác vật nặng dưới 10kg, tiêu hao năng lượng từ 151 đến 250 kcal/giờ.
- Lao động nặng (Heavy workloard): Gồm các dạng lao động và các thao tác thực hiện ở tư thế đứng hoặc đi lại nhiều, dịch chuyển và gia công các vật nặng trên 10 kg, tiêu hao năng lượng trên 250 kcal/giờ.
Theo quy định tại Phần IV Quy chuẩn QCVN 26:2016/BYT thì trách nhiệm đảm bảo vi khí hậu nơi làm việc của cơ sở sử dụng lao động như sau:
- Các cơ sở có người lao động tiếp xúc với các yếu tố vi khí hậu phải định kỳ tổ chức đo kiểm tra vi khí hậu nơi làm việc tối thiểu 1 lần/năm và theo các quy định của Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động.
- Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động phù hợp với môi trường làm việc theo quy định của pháp luật An toàn, vệ sinh lao động.
- Nếu vi khí hậu tại nơi làm việc không đạt giá trị cho phép, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay các giải pháp cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động.
Như vậy, Quy chuẩn QCVN 26:2016/BYT nhằm tạo môi trường làm việc lành mạnh, đảm bảo an toàn sức khỏe và năng suất lao động cho người lao động thông qua việc quy định các yêu cầu tối thiểu về vi khí hậu tại nơi làm việc. Đồng thời, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ sở sử dụng lao động, người lao động và trách nhiệm của xã hội trong việc duy trì và cải thiện điều kiện vi khí hậu tại nơi làm việc cho người lao động.
Trường Đại học Hà Nội - Hanoi University
Địa chỉ:Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam.
Email:[email protected] | [email protected]
– Trước đây, theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu sản xuất, kinh doanh dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có trách nhiệm phải lập kế hoạch quan trắc môi trường hàng năm và gửi về cơ quan có thẩm quyền để giám sát.
– Hiện nay, theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường thì không còn quy định Doanh nghiệp phải lập kế hoạch quan trắc môi trường hàng năm gửi về cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu sản xuất, kinh doanh dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp phải có trách nhiệm thực hiện một số nội dung như sau:
+ Thực hiện quan trắc môi trường theo giấy phép môi trường được phê duyệt hoặc quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp theo quy định tại Điều 111, Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường, Điều 97, Điều 98 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
+ Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 của năm báo cáo) theo quy định tại Điều 119 Luật Bảo vệ môi trường, Điều 66 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. Báo cáo được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT và gửi về cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 66 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT trước ngày 15/01 của năm tiếp theo (đối với chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường và đăng ký môi trường) hoặc trước ngày 20/01 của năm tiếp theo (đối với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu sản xuất, kinh doanh dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp).
– Theo quy định tại Điều 16 và khoản 1, khoản 4 Điều 43 của Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/07/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì một số hành vi vi phạm quan trắc môi trường và lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường như sau:
+ Việc “thực hiện không đúng, không đầy đủ nội dung về quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ, quan trắc, giám sát môi trường khác (về thông số, vị trí, tần suất giám sát) theo nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường” sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 120.000.000 – 160.000.000 đồng.
+ Việc “không thực hiện nội dung về quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ, quan trắc, giám sát môi trường khác trong trường hợp phải thực hiện theo quy định” sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 160.000.000 – 200.000.000 đồng.
+ Việc “không lập báo cáo, báo cáo không đúng, không đầy đủ hoặc không gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định” sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng.
+ Việc “không cung cấp thông tin, dữ liệu về môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định” sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 30.000.000 – 40.000.000 đồng.
+ Việc “không cung cấp dữ liệu, thông tin về môi trường, kết quả quan trắc môi trường không trung thực cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; báo cáo số liệu kết quả quan trắc nước thải, khí thải, chất thải khác không đúng với thực tế ô nhiễm của dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp” sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 200.000.000 – 300.000.000 đồng.
Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị các chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu sản xuất, kinh doanh dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp thực hiện theo đúng quy định./.
Thực tập sinh Nhật Bản không phải là chuyện mới mẻ, ngoài mức lương, chi phí thì những quy định về thời gian làm việc luôn được khá nhiều thực tập sinh Việt quan tâm. Sau đây là các điều khoản mà lao động nước ngoài đang làm việc tại Nhật Bản phải tuân thủ theo quy định trong luật lao động Nhật Bản.
1. Quy định về thời gian làm việc
1.1. Quy định về thời gian làm việc bình thường
1.2. Quy định về thời gian làm việc đêm
Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. 1.3. Quy định giờ làm thêm
2. Quy định thời gian nghỉ của thực tập sinh
3. Thời gian giải lao giữa giờ làm việc
Nhà tuyển dụng không được quy định thời gian làm việc quá 8 tiếng một ngày, 40 tiếng một tuần (một số ngành nghề cụ thể không được làm quá 44 tiếng một tuần) (theo điều 32, điều 40 của Luật Lao Động tiêu chuẩn). Nhà tuyển dụng phải cho người Lao Động nghỉ ít nhất một ngày trong tuần, hay 4 ngày trong thời gian 4 tuần (điều 35 của Luật Lao Động tiêu chuẩn).
Đối với giờ làm việc ngoài thời gian trên sẽ được tính là thời gian làm thêm và thực tập sinh phải được trả thêm lương tính theo tỷ lệ 25% trở lên của thời gian làm việc bình thường trong những ngày làm việc trong tuần. Nếu thực tập sinh phải làm thêm trong ngày nghỉ thì mức trả thêm này tối thiểu phải là 35%.
Thêm vào đó, thời gian làm thêm vào buổi đêm (sau 10 giờ tối đến 5 giờ sáng) sẽ được tính thêm 25% trở lên của thời gian làm việc bình thường trong những ngày làm việc trong tuần (điều 37 của Luật Lao Động tiêu chuẩn).
4. Quy định về số ngày nghỉ ở Nhật Bản
5. Tính lương của thực tập sinh tại Nhật