Radar Máy Bay Là Gì

Radar Máy Bay Là Gì

Vé máy bay tiếng anh là gì, vé máy bay khứ hồi tiếng anh là gì?... là những câu hỏi khi bạn đang lúng túng đặt vé máy bay trên website của công ty nước ngoài. Cùng tìm hiểu một số thuật ngữ tiếng anh cơ bản khi book vé máy bay nhé.

Vé máy bay tiếng anh là gì, vé máy bay khứ hồi tiếng anh là gì?... là những câu hỏi khi bạn đang lúng túng đặt vé máy bay trên website của công ty nước ngoài. Cùng tìm hiểu một số thuật ngữ tiếng anh cơ bản khi book vé máy bay nhé.

Việt Nam và Mỹ: Bàn giao máy bay quân sự, tiếp theo là gì?

Nguồn hình ảnh, Bộ Quốc phòng Mỹ

Việt Nam và Mỹ tiếp tục chứng kiến những chuyển động quan trọng trong hợp tác quốc phòng, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ chính thức trở lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025.

Ngày 20/11, tại thành phố Phan Thiết ở tỉnh Bình Thuận, Mỹ đã bàn giao cho Việt Nam 5 máy bay huấn luyện T-6C Texan II thế hệ mới do quốc gia này sản xuất.

Đại tướng Kevin B. Schneider, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương (PACAF), cùng Trung tướng Nguyễn Văn Hiền, Tư lệnh quân chủng Phòng không Không quân Việt Nam, đã tham dự lễ bàn giao máy bay huấn luyện T-6C.

Tại sự kiện, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper nói rằng những máy bay huấn luyện T-6C này sẽ "hỗ trợ đắc lực cho chương trình đào tạo phi công của Việt Nam".

Trung tướng Nguyễn Văn Hiền đánh giá:

“Đây sẽ là trang bị quốc phòng hữu dụng để phi công quân sự Việt Nam bổ sung, nâng cao khả năng huấn luyện, phối hợp hiệp đồng, đáp ứng nhiệm vụ đào tạo phi công, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc. Phía Việt Nam cam kết cùng phía Hoa Kỳ khai thác sử dụng máy bay T-6C một cách hiệu quả nhất trong thời gian tới, làm cơ sở cho công tác huấn luyện và thực hiện nhiệm vụ của Quân chủng Phòng không Không quân Việt Nam.”

Vào năm 2021, Bộ Quốc phòng Việt Nam và Không quân Mỹ đã thông báo việc đưa máy bay huấn luyện T-6C vào hoạt động và qua đó nâng cao chương trình đào tạo phi công của quân chủng Phòng không Không quân Việt Nam. Theo thông báo ban đầu, 12 máy bay loại này sẽ được bàn giao cho Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2024 đến 2027. Tuy nhiên, cập nhật mới nhất của PACAF cho biết 7 chiếc còn lại sẽ được giao trong năm 2025, sớm hơn kế hoạch ban đầu.

Chuyến đi của ông Kevin Schneider đánh dấu lần đầu tiên một tư lệnh đương nhiệm của Bộ Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương thăm Việt Nam kể từ năm 2017.

Thông cáo về chuyến thăm Việt Nam của ông Schneider nêu:

"Chuyến thăm này càng cho thấy cam kết của PACAF trong việc tăng cường năng lực của các tổ chức quốc phòng và quân đội của mỗi nước, qua đó thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn và giải quyết các mối quan ngại chung về an ninh."

"Mỹ và Việt Nam chia sẻ tầm nhìn chung về một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở, nơi những vùng lãnh hải và không phận được quản lý theo luật pháp quốc tế. Tầm nhìn này và cam kết của chúng tôi là nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực, đồng thời cũng đóng góp đáng kể vào nền hòa bình và sự thịnh vượng của khu vực."

PACAF là một trong chín bộ tư lệnh chủ chốt (MAJCOM) của Không quân Mỹ.

Việc Mỹ bàn giao cho Việt Nam 5 máy bay huấn luyện T-6C thế hệ mới là một trong những chuyển động quốc phòng quan trọng mới nhất giữa hai quốc gia trong năm nay.

Hồi tháng 9, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, đã thăm chính thức Mỹ theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin.

"Chúng ta đang hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết và việc chúng ta cùng thúc đẩy những mục tiêu chung về hòa bình và thịnh vượng trong khu vực là quan trọng hơn bao giờ hết," ông Austin nói trong cuộc họp với ông Giang, theo thông cáo từ Bộ Quốc phòng Mỹ.

Trong năm 2024, hợp tác quân sự giữa Mỹ và Việt Nam cũng chứng kiến nhiều sự kiện đáng chú ý khác, bao gồm chuyến thăm của soái hạm USS Blue Ridge (LCC 19) của Hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ và tàu Tuần duyên Waesche tới cảng Cam Ranh từ ngày 8 đến 12/7.

Chương trình Đối tác Thái Bình Dương và Thiên thần Thái Bình Dương đã hoàn thành sứ mệnh dài hai tuần với lễ bế mạc tại tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 30/8.

Việc tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ nằm trong sách lược ngoại giao đa phương – hay còn gọi ngoại giao cây tre – của Việt Nam và phục vụ cho mục tiêu hiện đại hóa quân đội theo Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nghị quyết này đưa ra phương hướng phát triển các lực lượng vũ trang như sau:

"Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Đến năm 2025, cơ bản xây dựng Quân đội, Công an tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại."

Trong bối cảnh nhà cung cấp vũ khí truyền thống là Nga gặp nhiều vấn đề sau khi tấn công Ukraine vào năm 2022, Việt Nam đã tăng cường đa dạng hóa nguồn cung vũ khí để phục vụ cho mục tiêu hiện đại hóa quân đội nói trên.

Từ nhiều năm qua, Việt Nam đã mua vũ khí của châu Âu, Canada, Israel và một số quốc gia khác ngoài quỹ đạo Nga. Hướng đi này càng trở nên rõ rệt hơn kể từ năm 2016, khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Kể từ đó, Washington đã nằm trong số các lựa chọn vũ khí của Hà Nội sau hàng thập kỷ phụ thuộc vào Moscow. Trong những bước đi mang tính mở đường, Mỹ cũng đã cung cấp một số tàu tuần tra đã loại biên cho Cảnh sát biển Việt Nam.

Bên cạnh thỏa thuận máy bay T-6C, hồi tháng 7/2024, đã có thông tin về việc Mỹ đang thảo luận với Việt Nam về việc bán máy bay vận tải quân sự Lockheed Martin C-130 Hercules.

Hồi tháng 9/2023, Reuters cũng đưa tin về việc chính quyền Tổng thống Joe Biden đang có các cuộc đàm phán với Việt Nam về một thỏa thuận chuyển giao vũ khí lớn nhất trong lịch sử giữa hai nước, với việc bán chiến đấu cơ F-16 cho Việt Nam.

Tuy nhiên, cho đến nay thì vẫn chưa có thông tin chính thức về các thương vụ C-130 và F-16.

Nguồn hình ảnh, NHAC NGUYEN/AFP/Getty Images

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 22/12 do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức, với sự tham gia của các tập đoàn hàng đầu đến từ 27 quốc gia, trong đó có Mỹ, Nga, Trung Quốc, Israel...

Trong một bài viết trên chuyên trang The Diplomat hồi tháng 4/2024, ông Vũ Khang, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Khoa Chính trị học tại Đại học Boston, đánh giá rằng Việt Nam "cần suy nghĩ lại chiến lược mua sắm vũ khí và định hướng lại chương trình hiện đại hóa quốc phòng theo hướng ưu tiên cho lục quân" thay vì chỉ tập trung cho không quân và hải quân.

Theo ông, Việt Nam cần hướng tới là một chiến lược mua sắm vũ khí có thể hội tụ các yếu tố sau:

Thứ nhất là có sự cân bằng giữa ngân sách quốc phòng ít ỏi với môi trường an ninh đang diễn biến xấu đi ở cả lục địa và lãnh hải.

Thứ hai, chiến lược này phải bảo đảm với Trung Quốc về ý định hòa bình của Việt Nam.

Thứ ba, chiến lược này phải mang lại cho Việt Nam những vũ khí có khả năng sinh tồn cao nhất nếu chiến tranh xảy ra.

Theo ông Vũ Khang, áp dụng “chiến lược con nhím” – tức là mua sắm một lượng lớn vũ khí hạng nhẹ cho lục quân – nên trở thành trọng tâm trong chiến lược mua sắm vũ khí của Hà Nội.

Nguồn hình ảnh, ASEAN SECRETARIAT/KUSUMA PANDU WIJAYA HANDOUT/EPA-EFE/REX/Shutterstock

Quan hệ quốc phòng Mỹ-ASEAN cũng là một trục quan hệ có nhiều ý nghĩa đối với Việt Nam.

Trong tuần này, các lãnh đạo quốc phòng ASEAN đã họp trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có thái độ xác lập liên quan đến những tranh chấp trên Biển Đông và ông Donald Trump quay trở lại Nhà Trắng, trong khi Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (COC) đã nhiều lần lỗi hẹn sau hơn 10 năm đàm phán.

Theo AP News, giới chức trong khối đã đồng ý hoàn tất COC trước năm 2026, nhưng các cuộc đàm phán đã bị cản trở liên quan đến những vấn đề gai góc, bao gồm bất đồng liên quan đến tính ràng buộc của thỏa thuận quan trọng này.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 11 tại thủ đô Viêng Chăn của Lào vào ngày 20/11.

Trong cuộc họp với các bộ trưởng quốc phòng ASEAN, ông Lloyd Austin đã giới thiệu Tuyên bố Tầm nhìn về một Đông Nam Á Thịnh vượng và An toàn của Bộ Quốc phòng Mỹ, là tuyên bố đầu tiên dạng này của Lầu Năm Góc.

Ông Lloyd Austin đã đề ra các sáng kiến của Mỹ nhằm thúc đẩy Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Hoa Kỳ-ASEAN vào năm 2025 và các năm sau đó.

Các sáng kiến bao gồm hỗ trợ chủ quyền và nhận thức về lãnh thổ của các quốc gia Đông Nam Á, tăng cường các cuộc tập trận và tập huấn chung, như tập trận Hàng hải ASEAN-Hoa Kỳ lần thứ hai, dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2025.

Tại hội nghị, Đại tướng Phan Văn Giang nhắc lại rằng Việt Nam "nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị và hợp tác phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; kiên định chính sách quốc phòng 'bốn không'", theo Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Cũng theo Bộ Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phan Văn Giang đã có cuộc tiếp xúc với ông Lloyd Austin bên lề ADMM+ lần thứ 11 vào ngày thứ Năm 21/11.

Nguồn hình ảnh, ASEAN SECRETARIAT/KUSUMA PANDU WIJAYA HANDOUT/EPA-EFE/REX/Shutterstock

Trong một diễn biến khác, ông Lloyd Austin đã bày tỏ sự tiếc nuối vào thứ Tư 20/11 sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân không tiến hành hội đàm với ông tại Lào, gọi đây là "một bước thụt lùi" đối với toàn bộ khu vực.

"Thật không may. Chuyện này ảnh hưởng đến khu vực vì khu vực này thực sự muốn chứng kiến chúng tôi, hai quốc gia quan trọng trong khu vực, hai cường quốc, đối thoại với nhau và điều này sẽ tạo nên sự trấn an đối với toàn bộ khu vực," ông nói.

Trong khi đó, Trung Quốc không có bình luận về quyết định không gặp ông Lloyd Austin.

Giá máy bay nông nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của bà con nông dân hay các hợp tác xã, doanh nghiệp khi có ý định đầu tư. Bài viết của NICOTEX FLY dưới đây sẽ phần nào giúp bà con có câu trả lời.