Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Bom GLSDB được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính và hệ thống định vị toàn cầu quân sự, giúp giảm đáng kể những thiệt hại ngoài dự kiến và cho phép hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết với sai số rất nhỏ. Loại bom này có thể được phóng từ nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm hệ thống pháo phản lực phóng loạt HIMARS và M-270.
Việc Ukraine triển khai bom GLSDB trên chiến trường đánh dấu một cột mốc quan trọng về khả năng tấn công và phòng thủ. Loại vũ khí tiên tiến này cho phép Ukraine tiếp cận và vô hiệu hóa các mục tiêu chiến lược ở xa chiến tuyến, mang lại lợi thế đáng kể về tầm bắn và độ chính xác.
* Hải quân Anh sắp có tàu ngầm mới
Theo Navy Recognition, Hải quân Hoàng gia Anh đang chuẩn bị đưa tàu ngầm lớp Dreadnought vào sử dụng. Lớp tàu này dự kiến sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược hạt nhân hàng hải của Anh từ những năm 2030.
Dreadnought là đại diện cho thế hệ tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân tiếp theo của Anh. Tàu được thiết kế để thay thế lớp Vanguard được đưa vào phục vụ từ những năm 1990.
Theo đó, dự án Dreadnought bao gồm 4 tàu ngầm: HMS Dreadnought, HMS Valiant, HMS Warspite và HMS King George VI. Lớp tàu ngầm này sẽ mang theo tên lửa Trident II D-5. Việc phát triển lớp Dreadnought phản ánh cam kết của Anh trong việc duy trì khả năng răn đe hạt nhân trên biển, đặc biệt là sau khi quả bom hạt nhân WE.177 cuối cùng của Không quân Hoàng gia Anh bị loại biên vào năm 1998.
Việc đóng tàu ngầm lớp Dreadnought bắt đầu từ cuối năm 2016 tại nhà máy đóng tàu của BAE ở Barrow-in-Furness. Lớp tàu này có kích thước lớn hơn lớp cũ, chủ yếu để tích hợp một số tính năng tàng hình mới. Với chiều dài khoảng 153m và lượng giãn nước 17.200 tấn, Dreadnought là tàu ngầm lớn nhất từng được Anh chế tạo. Tàu được vận hành nhờ năng lượng sinh ra từ lò phản ứng hạt nhân PWR3 do Rolls-Royce chế tạo. Tàu sử dụng bánh lái dạng chữ X và hệ truyền động điện tăng áp mới, cung cấp năng lượng cho động cơ điện và mang lại khả năng hoạt động êm hơn so với người tiền nhiệm.
Các tàu ngầm lớp Dreadnought dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng vào đầu những năm 2030, với thời gian phục vụ ước tính từ 35 đến 40 năm.
* Trung Quốc thử nghiệm trực thăng tấn công Z-21
Những hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc gần đây cho thấy trực thăng tấn công Z-21 đang thực hiện chuyến bay thử nghiệm, thể hiện bước tiến mới nhất của Quân giải phóng nhân dân (PLA) trong việc tăng cường năng lực trên không.
Theo các nhà phân tích, Z-21 có nhiều điểm tương đồng với mẫu tiền nhiệm Z-20 - phiên bản Trung Quốc của trực thăng UH-60 Black Hawk do Mỹ sản xuất. Tuy nhiên, Z-21 cũng được cho là rất giống trực thăng tấn công AH-64 Apache.
Các tính năng đáng chú ý của Z-21 bao gồm những cải tiến về hệ thống phòng thủ và thiết kế ống xả động cơ hướng lên trên, giúp giảm tín hiệu hồng ngoại chống lại tên lửa tầm nhiệt. Điều này giúp nâng cao khả năng sống sót của trực thăng trên chiến trường. Buồng lái của Z-21 có thiết kế hai chỗ ngồi song song, tối ưu hóa cho hoạt động chiến đấu. Mặc dù theo những hình ảnh cho thấy trực thăng chưa mang vũ khí nhưng phương tiện này được dự đoán sẽ được trang bị các loại vũ khí tiêu chuẩn trong tương lai.
Z-21 là sản phẩm hợp tác giữa một số đơn vị trong ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc như Tập đoàn công nghiệp máy bay Cáp Nhĩ Tân và Changhe và Viện thiết kế máy bay 602. Z-21 được dự đoán sẽ thay thế các mẫu trực thăng tấn công hiện có trong kho vũ khí của Trung Quốc như Z-10 và dự kiến được đưa vào sử dụng trong vòng 2 đến 3 năm tới. Việc phát triển trực thăng tấn công Z-21 nhấn mạnh những nỗ lực không ngừng của Trung Quốc trong việc hiện đại hóa và nâng cao năng lực quân sự của mình.
* Chuyên mục Quân sự thế giới hôm nay trên Báo Quân đội nhân dân Điện tử gửi tới bạn đọc thông tin mới nhất về các hoạt động an ninh, quốc phòng quân sự thế giới trong 24 giờ qua.
* Nga triển khai hệ thống tác chiến điện tử mới trên chiến trường
Bulgarian Military đưa tin, quân đội Nga đã triển khai hệ thống tác chiến điện tử mới nhất, có tên Skovorodka, trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Đây là hệ thống tác chiến điện tử được tích hợp vào các cấu trúc phòng không, cung cấp thêm một lớp bảo vệ cho không phận và khí tài quân sự của Moscow.
Chưa có chi tiết về thông số của khí tài, song theo nhà sản xuất AO AEC của Nga, đây là bộ thiết bị nhỏ gọn, có thể bỏ trong ba lô, dễ sử dụng, giá thành thấp, được thiết kế để gây nhiễu hệ thống trinh sát và ngắm bắn pháo binh đối phương. Điều này rất quan trọng, đặc biệt là ở những khu vực mà pháo binh đối phương phụ thuộc vào máy bay không người lái (UAV) để nhắm mục tiêu và thu thập thông tin tình báo.
Theo Bulgarian Military, Skovorodka được coi là hệ thống tác chiến điện tử “cấp chiến hào”, có thể đóng vai trò thay đổi cuộc chơi trong tác chiến hiện đại, khi các đơn vị nhỏ, có khả năng cơ động cao ngày càng trở nên quan trọng trong việc chống lại những mối đe dọa công nghệ cao như UAV.
Bulgarian Military đánh giá, với việc triển khai hệ thống mới này, Nga đặt mục tiêu tăng cường khả năng bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng và không phận, đặc biệt là ở các khu vực đang xảy ra xung đột với Ukraine. Bulgarian Military dẫn tiết lộ từ ông Igor Potapov, đại diện của công ty AO AEC, cho biết Skovorodka đã bắt đầu chứng minh được giá trị tại Quân khu phương Bắc, nơi đối phương đang tăng cường sử dụng UAV nhắm vào lực lượng của Moscow.
* Ấn Độ nhận tàu chiến INS Tushil tiên tiến hàng đầu thế giới
Army Recognition đưa tin, Hải quân Ấn Độ đã có bước tiến quan trọng trong việc tăng cường năng lực của mình với việc đưa vào hoạt động tàu khu trục tên lửa tàng hình đa năng INS Tushil (F70) tại Xưởng đóng tàu Yantar ở Kaliningrad, Nga.
Tàu INS Tushil là tàu khu trục lớp Krivak III đầu tiên được nâng cấp theo tên gọi Dự án 1135.6. Hiện có 6 tàu lớp Krivak III đang phục vụ trong Hải quân Ấn Độ; đồng thời là chiếc đầu tiên trong số hai tàu chiến mà New Delhi ký hợp đồng vào tháng 10-2016. Chiếc thứ hai theo hợp đồng, INS Tamal, đang được thử nghiệm ở Biển Baltic và dự kiến sẽ gia nhập Hải quân Ấn Độ vào năm 2025. Bên cạnh đó, hai tàu nữa từ hợp đồng này đang được đóng ở Ấn Độ với sự chuyển giao công nghệ từ Nga.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh mô tả INS Tushil là biểu tượng cho sức mạnh ngày càng tăng của Ấn Độ và là ví dụ điển hình cho sự hợp tác bền chặt giữa hai quốc gia Ấn Độ - Nga. Ông đồng thời nhấn mạnh vai trò của con tàu trong việc thúc đẩy tầm nhìn của Chiến lược “Ấn Độ tự cường” dưới thời Thủ tướng Narendra Modi và nhấn mạnh sự gia tăng những thành phần do Ấn Độ sản xuất vào các nền tảng hải quân như INS Tushil, qua đó trở thành một trong những tàu khu trục tiên tiến nhất về công nghệ trên thế giới.
Tàu INS Tushil, với chiều dài 125m và lượng giãn nước 3.900 tấn, là sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ tiên tiến của Nga và Ấn Độ, có các tính năng tàng hình cải tiến và độ ổn định vượt trội. Việc tăng cường tỷ lệ nội địa hóa lên 26% và sự tham gia của các công ty Ấn Độ giúp INS Tushil trở thành biểu tượng của sự hợp tác chiến lược giữa hai quốc gia này. Sau khi đưa vào hoạt động, INS Tushil sẽ gia nhập hạm đội thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân phía Tây và sẽ đứng vào hàng ngũ những tàu chiến tiên tiến nhất về mặt công nghệ trên thế giới.
Army Recognition đánh giá, ngoài việc tích hợp khả năng tàng hình và công nghệ tiên tiến, INS Tushil được trang bị vũ khí hiện đại, bao gồm tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos và tên lửa đất đối không phóng thẳng đứng. Khả năng vận hành trực thăng chống ngầm và cảnh báo sớm trên không được nâng cấp càng làm tăng thêm phạm vi hoạt động của nó.
* Lục quân Mỹ mua thêm trực thăng vận tải CH-47 biến thể mới
Military Leak dẫn thông báo từ Lục quân Mỹ cho biết đã đặt hàng thêm 3 máy bay trực thăng vận tải CH-47F Block II Chinook từ hãng Boeing với trị giá 135 triệu USD.
Cùng với đó, Lục quân Mỹ cũng triển khai đồng thời chương trình nâng cấp đội bay hơn 460 chiếc CH-47 lên biến thể tiêu chuẩn CH-47F Block II mới nhất.
Trước đó, Boeing đã bàn giao chiếc CH-47F Block II được sản xuất mới đầu tiên cho Lục quân Mỹ vào tháng 6 vừa qua.
Thách thức trong việc tìm kiếm phiên bản kế thừa dòng CH-47 huyền thoại là rất lớn, vì ít nhà sản xuất có thể cung cấp dòng trực thăng vận tải lớn, bền bỉ và có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Do đó, Boeing giới thiệu biến thể CH-47F Block II với khả năng mang tải trọng lớn hơn, tầm bay xa hơn.
Cụ thể, CH-47F Block II có khả năng cất cánh với trọng tải lớn hơn 1,5 tấn so với phiên bản tiền nhiệm. Máy bay cũng có tốc độ bay cao hơn so với phiên bản tiền nhiệm, giúp giảm thời gian vận chuyển.
Là nền tảng trực thăng hạng nặng của Lục quân Mỹ, biến thể CH-47F Block II được kỳ vọng sẽ tiếp tục đáp ứng yêu cầu của lực lượng này nhằm duy trì khả năng đáp ứng chiến lược trong nhiều hoạt động khác nhau và có thể phục vụ thêm trong biên chế ít nhất 40 năm nữa.
* Chuyên mục Quân sự thế giới hôm nay trên Báo Quân đội nhân dân Điện tử gửi tới bạn đọc thông tin mới nhất về các hoạt động an ninh, quốc phòng quân sự thế giới trong 24 giờ qua.