Tư Duy Thiết Kế Là Gì Samsung

Tư Duy Thiết Kế Là Gì Samsung

Trong lĩnh vực thiết kế trải nghiệm người dùng (UX), tư duy thiết kế (design thinking) đóng vai trò quan trọng, giúp tạo ra sản phẩm không chỉ đẹp mà còn hữu ích. Tư duy thiết kế là phương pháp tiếp cận toàn diện, tập trung giải quyết vấn đề phức tạp thông qua quy trình lặp đi lặp lại. Bài viết này cùng MangoAds tìm hiểu về tư duy thiết kế, quy trình 5 giai đoạn và cách áp dụng thực tế để đạt hiệu quả tối ưu trong công việc.

Trong lĩnh vực thiết kế trải nghiệm người dùng (UX), tư duy thiết kế (design thinking) đóng vai trò quan trọng, giúp tạo ra sản phẩm không chỉ đẹp mà còn hữu ích. Tư duy thiết kế là phương pháp tiếp cận toàn diện, tập trung giải quyết vấn đề phức tạp thông qua quy trình lặp đi lặp lại. Bài viết này cùng MangoAds tìm hiểu về tư duy thiết kế, quy trình 5 giai đoạn và cách áp dụng thực tế để đạt hiệu quả tối ưu trong công việc.

Nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo trong doanh nghiệp

Tư duy thiết kế nuôi dưỡng văn hóa khuyến khích đặt câu hỏi, thường xuyên suy ngẫm khi hành động, tôn vinh sự sáng tạo, chấp nhận sự đột phá và diễn giải trực quan thông qua các hình ảnh, vật thể thực và con người. Một tổ chức áp dụng Design thinking sẽ tạo ra sự gắn kết bền chặt giữa nhân viên và doanh nghiệp.

Giúp học sinh tập trung vào các vấn đề cốt lõi

Học sinh được học tư duy thiết kế không chỉ tập trung vào sự sáng tạo và đổi mới, nó còn tập trung vào việc thiết lập giá trị và giải quyết vấn đề hiệu quả. Nhờ đó, học sinh có thể nhìn nhận được vấn đề một cách đa chiều, xác định cốt lõi của vấn đề thay vì các “triệu chứng” bên ngoài của chúng.

Ví dụ thực tế về tư duy thiết kế

Tư duy thiết kế không chỉ là lý thuyết suông, nó đã được chứng minh hiệu quả qua nhiều ứng dụng thực tế. Hãy cùng khám phá một số câu chuyện thành công, nơi tư duy thiết kế đã tạo nên những đột phá và thay đổi tích cực.

American Family Insurance, một công ty cung cấp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp, ô tô và nhà ở, đã hợp tác với công ty thiết kế IDEO với mục tiêu mang lại sự đổi mới để hỗ trợ các gia đình lao động.

Giai đoạn 1 & 2: Đồng cảm và Xác định

American Family ban đầu cho rằng khách hàng của họ có thể hưởng lợi từ các công cụ lập ngân sách. Tuy nhiên, thông qua nghiên cứu trong Giai đoạn Thấu cảm, IDEO đã phát hiện ra rằng thực tế, mọi người cần một cách để tích lũy tiền tiết kiệm để đối phó với những nhu cầu không lường trước được.

IDEO phát hiện rằng nhiều người đã lên kế hoạch ngân sách rất chi tiết, do đó, các công cụ lập ngân sách trở nên dư thừa. Tuy nhiên, họ đang sống chỉ vừa đủ với thu nhập của mình, và những chi phí bất ngờ như khám bệnh hay mua sắm thêm đồ đạc cho con có thể khiến ngân sách bị lệch. Người dùng không muốn vay nợ mà muốn tìm thêm công việc để có một khoản dự phòng.

Giai đoạn 3 & 4: Lên ý tưởng và thử nghiệm

Dựa trên những phát hiện này, IDEO đã phát triển Moonrise – một ứng dụng giúp kết nối người dùng với các công việc làm thêm giờ để tăng thu nhập.  Nhiều doanh nghiệp cần lao động thời vụ, nhưng các công ty cung ứng lao động thường yêu cầu nhân viên cố định. Moonrise giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp một nền tảng cho phép người dùng đã có công việc toàn thời gian tìm kiếm việc làm ngắn hạn qua hệ thống tin nhắn đơn giản. Nhà tuyển dụng đăng ca làm việc, và người lao động sẽ được trả lương ngay sau khi hoàn thành.

Để đảm bảo sự thành công của ứng dụng Moonrise, IDEO đã tổ chức kiểm tra với 11 người dùng, 6 nhà tuyển dụng, và một đội ngũ lập trình viên cùng làm việc trong một tuần để tối ưu hóa nền tảng.

Nhờ thành công từ lần kiểm tra này, American Family Insurance hiện đã sở hữu startup Moonrise. Ra mắt tại Chicago năm 2018, Moonrise nhanh chóng mở rộng ra nhiều bảng khác, và chỉ trong năm 2018, hơn 7.000 ca làm việc đã được hoàn thành với số tiền thu nhập hơn 500.000 USD cho người dùng.

Giai đoạn 1: Thấu cảm (Empathise)

Thấu cảm là bước khởi đầu quan trọng nhất trong tư duy thiết kế. Mục tiêu của giai đoạn này là thấu hiểu sâu sắc nhu cầu, mong muốn và cảm xúc của người dùng. Điều này đạt được thông qua quan sát, phỏng vấn và trải nghiệm trực tiếp các tình huống mà người dùng gặp phải.

Thấu cảm không chỉ là thu thập dữ liệu, mà còn là đặt mình vào vị trí của người dùng để hiểu rõ những thách thức mà họ đang đối mặt.

Đây là quá trình tổng hợp và đưa ra kết luận dựa trên thông tin đã tích lũy ở giai đoạn 1. Từ đó, Designer có thể xác định lại các vấn đề cốt lõi trong báo cáo.

Xác định nhu cầu của đối tượng mục tiêu dựa trên nghiên cứu trước đó là rất quan trọng. Personas là một phương pháp phổ biến giúp xác định nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Trong giai đoạn 2 của tư duy thiết kế, Personas đại diện cho một "nhân vật" mà cả khách hàng và Designer đều có thể tham gia và sử dụng hiệu quả trong quá trình thiết kế. Personas thường được sử dụng để phát triển các sản phẩm truyền thông, tiếp thị hoặc phản ánh quan điểm của con người về tư duy trong lĩnh vực thiết kế đồ họa.

Giai đoạn 4: Thử nghiệm (Prototype)

Trong giai đoạn này, đội ngũ thiết kế sẽ tạo ra những phiên bản thử nghiệm của sản phẩm dựa trên các ý tưởng đã chọn. Thử nghiệm có thể là bản vẽ đơn giản, mô hình 3D hoặc thậm chí là ứng dụng phần mềm cơ bản.

Mục tiêu là kiểm tra và đánh giá tính khả thi của các ý tưởng. Thử nghiệm không cần hoàn hảo, chỉ cần thể hiện được ý tưởng và cho phép người dùng tương tác, đưa ra phản hồi.

Đội ngũ thiết kế cần linh hoạt trong việc thay đổi, cải tiến hoặc loại bỏ các tính năng không cần thiết. Thử nghiệm nguyên mẫu với người dùng thực tế là rất quan trọng để phát hiện vấn đề tiềm ẩn và điều chỉnh sản phẩm trước khi ra mắt chính thức.

Ví dụ: Khi thiết kế một ứng dụng di động, đội ngũ có thể tạo ra một nguyên mẫu đơn giản với giao diện đăng nhập, menu điều hướng, và một vài tính năng chính. Sau đó, họ sẽ mời một nhóm người dùng thử nghiệm nguyên mẫu này để thu thập phản hồi về trải nghiệm sử dụng, từ đó điều chỉnh thiết kế cho phù hợp hơn trước khi phát triển phiên bản hoàn chỉnh.

Giai đoạn kiểm tra là bước cuối cùng trong quy trình tư duy thiết kế, giai đoạn này là lúc các nguyên mẫu đã được tạo ra sẽ được thử nghiệm kỹ lưỡng để đảm bảo rằng chúng đáp ứng được nhu cầu của người dùng và giải quyết được vấn đề đã định nghĩa ban đầu. Tuy nhiên, giai đoạn này không phải lúc nào cũng là bước cuối cùng; trong nhiều trường hợp, quá trình kiểm tra có thể dẫn đến việc quay lại các giai đoạn trước đó để tiếp tục cải tiến sản phẩm.

Trong quá trình kiểm tra, đội ngũ thiết kế sẽ thu thập dữ liệu từ người dùng thông qua các phương pháp như khảo sát, phỏng vấn, hoặc quan sát trực tiếp. Những phản hồi này sẽ được phân tích để xác định những điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm, từ đó đưa ra các điều chỉnh cần thiết.

Việc lặp lại quy trình từ giai đoạn đồng cảm đến kiểm tra là điều thường thấy trong tư duy thiết kế, vì mục tiêu cuối cùng là tạo ra một sản phẩm hoàn thiện nhất có thể. Quá trình này có thể diễn ra nhiều lần cho đến khi sản phẩm đạt được sự cân bằng giữa tính khả thi, tính thẩm mỹ và khả năng đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Tư duy thiết kế định hướng hành động

Đây là phương pháp tư duy đòi hỏi việc giải quyết vấn đề thông qua học tập và thực hành liên tục. Nó cho phép chúng ta thích ứng với các sở thích của người dùng và các tình huống thực tế khác nhau thông qua các trải nghiệm học tập và thực hành. Một phần quan trọng của tư duy thiết kế là thực hành thiết kế. Khi này,  bạn trực tiếp tham gia và thử nghiệm thay vì chỉ là một nhà hoạch định chiến lược dựa trên lý thuyết.

Tư duy này mang tính đột phá và kích thích vì nó thúc đẩy những cách nhìn nhận vấn đề mới mẻ. Việc hình thành các khuôn mẫu chiến lược cho các vấn đề phức tạp và mơ hồ đòi hỏi một phương pháp thoát khỏi những luật lệ thông thường trong doanh nghiệp, những hạn chế và giả định cũ kỹ. Một phần quan trọng của quá trình tư duy thiết kế là thoát khỏi những vai trò thông thường và thoát khỏi những giáo điều hiện có để khám phá những cách tiếp cận mới mẻ trong việc giải quyết vấn đề.

Tư duy thiết kế luôn tập trung vào nhu cầu của khách hàng hay người dùng cuối. Đó là thế là những nhu cầu chưa được thỏa mãn, chưa được nói ra, hoặc chưa được biết đến. Để làm được điều này, phương pháp áp dụng các kỹ thuật nghiên cứu quan sát và lắng nghe để có thể học hỏi về nhu cầu, vấn đề, mong muốn, hành vi của khách hàng một cách có hệ thống.

Nếu thiếu đi khả năng dự đoán về tương lai, quá trình hoạch định chiến lược sẽ trở nên mù mờ. Tầm nhìn sâu rộng mở ra cánh cửa cho tương lai, giúp ta khám phá những điều mới mẻ, bất định. Nó khuyến khích bạn làm quen với những điều chưa bao giờ biết và đối diện với việc ra quyết định khi thông tin chưa đầy đủ để tạo ra kết quả cuối cùng.