Công ty TNHH Thiết bị Y tế Sơn Dương
Công ty TNHH Thiết bị Y tế Sơn Dương
Ngày 10/03/1960, UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định số 134/QĐ-UB họp nhất hiệu thuốc tây Nghệ An và Công ty thuốc Nam Bắc thành “Quốc doanh dược phẩm Nghệ An”. Năm 1976, thực hiện chủ trương hợp nhất 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh của Nhà nước thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Ngày 20/05/1976, UBND tinh Nghệ An ra quyết định 1308/QĐ-UB sát nhập 2 quốc doanh dược phẩm Nghệ An và Hà Tĩnh thành “Công ty Dược phẩm Nghệ Tĩnh”.
0.00 (%)
Ngày giao dịch đầu tiên: 04/07/2019
Giá đóng cửa phiên GD đầu tiên(nghìn đồng): 22.0
Khối lượng cổ phiếu niêm yết lần đầu:
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.
Ban hành quy định về tiêu chuẩn, quy trình tuyển chọn, quản lý sử dụng và chế độ chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và xóm, khối, bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/04/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của Liên Bộ: Nội vụ, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Nghị quyết số 117/2013/NQ-HĐND ngày 13/12/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về số lượng, chức danh và mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và xóm, khối, bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 173/TTr-SNV ngày 22 tháng 7 năm 2014,
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định về tiêu chuẩn, quy trình tuyển chọn, quản lý sử dụng và chế độ chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và xóm, khối, bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký;
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH
Về tiêu chuẩn, quy trình tuyển chọn, quản lý sử dụng và chế độ chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và xóm, khối, bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
(Ban hành kèm theo Quyết định số 84/QĐ-UBND
ngày 04 tháng 11 năm 2014 của UBND tỉnh Nghệ An)
Quy định này quy định về tiêu chuẩn, quy trình tuyển chọn, quản lý sử dụng và chế độ chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và ở xóm, khối, bản.
Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở xóm, khối, bản theo quy định tại Nghị quyết số 117/2013/NQ-HĐND ngày 13/12/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về số lượng, chức danh và mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và xóm, khối, bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 3. Tiêu chuẩn chung những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và xóm, khối, bản
1. Là công dân Việt Nam, có hộ khẩu thường trú tại địa phương cần tuyển chọn cán bộ không chuyên trách (đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã phải có hộ khẩu tại cấp xã cần tuyển; đối với cán bộ không chuyên trách xóm khối bản phải có hộ khẩu thường trú tại xóm, khối, bản cần tuyển) thuộc tỉnh Nghệ An.
2. Bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương.
3. Có lý lịch rõ ràng; có năng lực và sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; được nhân dân tín nhiệm.
4. Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc sa thải trong thời hạn 02 năm kể từ ngày quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc sa thải có hiệu lực.
Điều 4. Tiêu chuẩn cụ thể những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
1. Độ tuổi: đủ 18 tuổi trở lên và không quá độ tuổi cho từng chức danh cụ thể như sau:
a) Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Phó Chủ tịch Hội Nông dân, Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ: không quá 50 tuổi đối với nam, không quá 45 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.
b) Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: không quá 30 tuổi khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.
c) Chủ tịch Hội Người cao tuổi: không quá 65 tuổi đối với nam, không quá 60 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu; trường hợp tái cử thì nam không quá 70 tuổi, nữ không quá 65 tuổi.
d) Các chức danh Văn phòng Đảng ủy; Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra đảng; Phó trưởng Công an; Công an viên thường trực; Trưởng, phó ban bảo vệ dân phố (đối với phường, thị trấn); Phó Chỉ huy trưởng quân sự; Nội vụ, thi đua, khen thưởng, tôn giáo, dân tộc; Quản lý nhà văn hóa, Đài truyền thanh; Bảo vệ thực vật (hoặc đô thị, giao thông, xây dựng đối với phường, thị trấn); Thú y: khi được tuyển dụng lần đầu không quá 40 tuổi.
2. Trình độ học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bổ túc trung học phổ thông. Ở các xã vùng cao, đặc biệt khó khăn tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.
3. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Tốt nghiệp trình độ trung cấp trở lên khi tham gia lần đầu. Trường hợp không có người đủ tiêu chuẩn trên thì tuyển chọn người có năng lực, kinh nghiệm đảm nhiệm các chức danh. Sau khi được tuyển chọn bố trí công tác tạo điều kiện đi bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Có hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Điều 5. Tiêu chuẩn cụ thể những người hoạt động không chuyên trách ở xóm, khối, bản
1. Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên.
2. Trình độ học vấn: Tốt nghiệp Trung học cơ sở trở lên.
3. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Có kiến thức, năng lực, kinh nghiệm thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
4. Trình độ lý luận chính trị: Có hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Điều 6. Căn cứ tuyển chọn những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và xóm, khối, bản
Việc tuyển chọn những người hoạt động không chuyên trách phải căn cứ vào số lượng, chức danh quy định tại Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 27/01/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về số lượng, chức danh và mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và xóm, khối, bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An và theo quy định này.
Điều 7. Nguyên tắc tuyển chọn những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và xóm, khối, bản
1. Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, đúng pháp luật và đúng điều lệ (đối với các chức danh bầu cử trong các tổ chức chính trị Đảng, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội).
3. Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.
Điều 8. Ưu tiên trong tuyển chọn những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và xóm, khối, bản
1. Người tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp có chuyên ngành phù hợp với chức danh cần tuyển.
2. Anh hùng lực lưỡng vũ trang, anh hùng lao động, thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh.
3. Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con anh hùng lực lượng vũ trang, con anh hùng lao động.
4. Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, nghĩa vụ dân quân tự vệ, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi đã hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 9. Trình tự tuyển chọn những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và xóm, khối, bản
1. Đối với những người hoạt động không chuyên trách tuyển chọn thông qua bầu cử:
Việc lựa chọn nhân sự để giữ các chức danh phải đảm bảo tiêu chuẩn tại quy định này; quy trình nhân sự, bầu cử được thực hiện theo các quy định của Trung ương và của tỉnh, Điều lệ của tổ chức đối với từng chức danh. Quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử là cơ sở để thực hiện chế độ chính sách đối với người trúng cử.
2. Đối với những người hoạt động không chuyên trách tuyển chọn không thông qua bầu cử:
a) Thông báo tuyển chọn: Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ nhu cầu công việc, số lượng, tiêu chuẩn theo các quy định tại Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND và quy định này, thông báo công khai trên đài truyền thanh và niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng, chức danh cần tuyển, thời hạn và địa điểm tiếp nhận hồ sơ, thời hạn xét tuyển.
b) Hội đồng xét tuyển: Bí thư Đảng uỷ cấp xã quyết định thành lập Hội đồng tuyển chọn những người hoạt động không chuyên trách. Hội đồng tuyển chọn có từ 5 đến 7 thành viên do Bí thư Đảng uỷ hoặc Phó Bí thư Đảng uỷ hoặc Chủ tịch UBND cấp xã làm Chủ tịch hội đồng; các thành viên khác lựa chọn là cán bộ, công chức cấp xã.
c) Tổ chức xét tuyển: Căn cứ hồ sơ của người dự tuyển, kết quả sát hạch thông qua phỏng vấn hoặc thực hành về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng ứng xử của người dự tuyển, Hội đồng xét tuyển xác định người trúng tuyển là người có kết quả cao hơn thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu cần tuyển.
d) Ký kết hợp đồng lao động: sau khi kết thúc xét tuyển Chủ tịch Hội đồng xét tuyển cấp xã báo cáo Phòng Nội vụ kết quả xét tuyển, danh sách những người trúng tuyển và đề nghị thẩm định, phê duyệt. Trên cơ sở kết quả thẩm định, phê duyệt của Phòng Nội vụ, Bí thư Đảng ủy tiến hành ký hợp đồng lao động đối với người trúng tuyển thuộc khối Đảng; Chủ tịch UBND xã tiến hành ký hợp đồng lao động đối với người trúng tuyển thuộc khối Nhà nước. Riêng các chức danh Phó trưởng công an xã, Công an viên thường trực; Phó Chỉ huy trưởng quân sự việc bổ nhiệm thực hiện theo luật dân quân tự vệ, pháp lệnh công an xã và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 10. Quản lý, sử dụng những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và xóm, khối, bản
1. Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBMTTQ, Trưởng các đoàn thể cấp xã chịu trách nhiệm phân công nhiệm vụ, quản lý, bố trí, sử dụng đối với những người hoạt động không chuyên trách thuộc tổ chức mình phụ trách.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phân công nhiệm vụ, quản lý, bố trí, sử dụng, những người hoạt động không chuyên trách thuộc khối Nhà nước; bố trí điều kiện làm việc và thực hiện các chế độ, chính sách, quản lý hồ sơ, lý lịch đối với những người hoạt động không chuyên trách. Hàng năm, thống kê số lượng, chất lượng những người hoạt động không chuyên trách báo cáo Phòng Nội vụ trước ngày 30 tháng 11.
3. Phòng Nội vụ: Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và của Ủy ban nhân dân tỉnh về những người hoạt động không chuyên trách trên địa bàn; chỉ đạo cấp xã tuyển chọn và thẩm định kết quả tuyển chọn những người hoạt động không chuyên trách; thống kê số lượng, chất lượng những người hoạt động không chuyên trách báo cáo Sở Nội vụ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
Điều 11. Đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và xóm, khối, bản
a) Đối với những người giữ các chức danh do bầu cử thì áp dụng các quy định của Điều lệ các tổ chức và các quy định của pháp luật về đánh giá cán bộ cấp xã.
b) Đối với những người giữ các chức danh khác thì áp dụng các quy định của pháp luật về đánh giá công chức cấp xã.
2. Khen thưởng: Việc khen thưởng đối với những người hoạt động không chuyên trách thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
3. Kỷ luật: Những người hoạt động không chuyên trách vi phạm kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật. Nguyên tắc, thời hiệu, thời hạn, trình tự, thủ tục đối với những người hoạt động không chuyên trách được áp dụng theo các quy định của pháp luật về kỷ luật công chức cấp xã hoặc theo các quy định của Trung ương và của tỉnh, Điều lệ của tổ chức đối với từng chức danh. Hình thức kỷ luật được áp dụng theo ba mức sau: khiển trách; cảnh cáo; chấm dứt hợp đồng lao động.
1. Đào tạo, bồi dưỡng: Những người hoạt động không chuyên trách được cử đi đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý hành chính, bồi dưỡng kỹ năng theo các quy định hiện hành của Nhà nước, của tỉnh về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách.
2. Chế độ phụ cấp: Những người hoạt động không chuyên trách được hưởng chế độ phụ cấp theo quy định tại Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND và các quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Chế độ, chính sách khác: Người hoạt động không chuyên trách được ưu tiên tuyển dụng vào công chức cấp xã và được hưởng các chế độ chính sách khác theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
1. Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Quy định này.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này ở cấp xã trong phạm vi huyện, thành phố, thị xã và tổng hợp báo cáo về Sở Nội vụ theo quy định.
3. Bí thư Đảng uỷ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy định này; tổng hợp, báo cáo cấp trên trực tiếp theo quy định.
4. Trong quá trình tổ chức thực hiện gặp khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương báo cáo kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Nghĩa Đàn để thành lập thị xã Thái Hòa; thành lập các phường thuộc thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An,
Điều 1. Nay điều chỉnh địa giới hành chính huyện Nghĩa Đàn để thành lập thị xã Thái Hòa và thành lập phường thuộc thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An như sau:
Thành lập thị xã Thái Hòa thuộc tỉnh Nghệ An trên cơ sở điều chỉnh 13.514,36 ha diện tích tự nhiên và 66.000 nhân khẩu của huyện Nghĩa Đàn (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Thái Hòa và các xã: Nghĩa Quang, Nghĩa Hòa, Nghĩa Tiến, Nghĩa Mỹ, Tây Hiếu, Đông Hiếu, Nghĩa Thuận thuộc huyện Nghĩa Đàn).
Thị xã Thái Hòa có 13.514,36 ha diện tích tự nhiên và 66.000 nhân khẩu.
Địa giới hành chính thị xã Thái Hòa: Đông giáp 2 huyện Quỳnh Lưu và Nghĩa Đàn; Tây, Nam và Bắc giáp huyện Nghĩa Đàn.
2. Thành lập các phường thuộc thị xã Thái Hòa
a) Thành lập phường Hòa Hiếu trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của thị trấn Thái Hòa.
Phường Hòa Hiếu có 459,23 ha diện tích tự nhiên và 10.742 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Hòa Hiếu: Đông giáp xã Nghĩa Trung huyện Nghĩa Đàn; Tây giáp phường Quang Tiến, thị xã Thái Hòa; Nam giáp phường Long Sơn, thị xã Thái Hòa; Bắc giáp phường Quang Phong, thị xã Thái Hòa và xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn.
b) Thành lập phường Quang Tiến trên cơ sở điều chỉnh 769,10 ha diện tích tự nhiên và 9.293 nhân khẩu của xã Nghĩa Quang.
Phường Quang Tiến có 769,10 ha diện tích tự nhiên và 9.293 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Quang Tiến: Đông giáp phường Hòa Hiếu và phường Long Sơn, thị xã Thái Hòa; Tây giáp xã Nghĩa Tiến, thị xã Thái Hòa và xã Nghĩa Thắng, huyện Nghĩa Đàn; Nam giáp xã Nghĩa Tiến, thị xã Thái Hòa; Bắc giáp phường Quang Phong, thị xã Thái Hòa.
c) Thành lập phường Quang Phong trên cơ sở toàn bộ 623,66 ha diện tích tự nhiên và 3.921 nhân khẩu còn lại của xã Nghĩa Quang.
Phường Quang Phong có 623,66 ha diện tích tự nhiên và 3.921 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Quang Phong: Đông giáp xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn; Tây giáp xã Nghĩa Thắng, huyện Nghĩa Đàn; Nam giáp phường Quang Tiến và phường Hòa Hiếu, thị xã Thái Hòa; Bắc giáp xã Nghĩa Hồng, huyện Nghĩa Đàn.
d) Thành lập phường Long Sơn trên cơ sở điều chỉnh 424,7 ha diện tích tự nhiên và 4.541 nhân khẩu của xã Nghĩa Hòa.
Phường Long Sơn có 424,7 ha diện tích tự nhiên và 4.541 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Long Sơn: Đông giáp xã Nghĩa Mỹ; Tây giáp phường Quang Tiến và xã Nghĩa Tiến; Nam giáp xã Nghĩa Hòa; Bắc giáp phường Hòa Hiếu, thị xã Thái Hòa.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính:
Xã Nghĩa Hòa còn lại 1.194,93 ha diện tích tự nhiên và 2.332 nhân khẩu.
Thị xã Thái Hòa có 13.514,36 ha diện tích tự nhiên và 66.000 nhân khẩu, có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 4 phường: Hòa Hiếu, Quang Tiến, Quang Phong, Long Sơn và 6 xã: Nghĩa Hòa, Tây Hiếu, Nghĩa Mỹ, Nghĩa Thuận, Đông Hiếu, Nghĩa Tiến.
Huyện Nghĩa Đàn còn lại 61.754,01 ha diện tích tự nhiên và 129.158 nhân khẩu, có 24 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm các xã: Nghĩa Bình, Nghĩa Thắng, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Hưng, Nghĩa Hội, Nghĩa Trung, Nghĩa Liên Nghĩa Mai, Nghĩa Yên, Nghĩa Minh, Nghĩa Lâm, Nghĩa Lạc, Nghĩa Lợi, Nghĩa Thọ, Nghĩa Hiếu, Nghĩa Tân, Nghĩa Sơn, Nghĩa Hồng, Nghĩa Phú, Nghĩa Long, Nghĩa Lộc, Nghĩa An, Nghĩa Khánh và Nghĩa Đức.
Tỉnh Nghệ An có 20 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, thị xã Thái Hòa và 17 huyện: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Yên Thành, Hưng Nguyên, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tân Kỳ, Đô Lương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Nam Đàn, Thanh Chương.
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Về việc phân công, phân cấp quản lý, thực hiện một số chính sách,
chế độ đối với người có công với cách mạng
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
Căn cứ Thông tư số 09/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 9/6/2004 của Bộ Lao động TB &XH, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND các cấp quản lý Nhà nước về lao động, thương binh và xã hội ở địa phương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 620/LĐTBXH -NCC ngày 16 tháng 6 năm 2006;
Điều 1. Phân công quản lý thực hiện các chính sách, chế độ đối với người có công với cách mạng, như sau:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, chịu trách nhiệm:
a. Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định, xem xét hồ sơ do UBND huyện, thành, thị xã (Phòng Nội vụ - LĐTBXH) và các cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng chuyển đến theo quy định của Nghị định 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ và quy định của Pháp luật để quyết định chế độ cho các đối tượng:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945;
- Liệt sĩ và gia đình (thân nhân) Liệt sĩ;
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động;
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, Bệnh binh;
- Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày;
- Trợ cấp tuất cho thân nhân chủ yếu của cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, thương binh, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động 61% trở lên khi chết.
b. Sau khi quyết định theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 1 Quyết định này thì chuyển 01 bộ hồ sơ hoặc 01 bản trích lục hồ sơ của đối tượng cho UBND huyện, thành, thị xã (Phòng Nội vụ - LĐTBXH) để quản lý và thực hiện chế độ cho các đối tượng hưởng.
2. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm:
a. Xem xét và ký quyết định chế độ chính sách đối với các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 1 Quyết định này.
b. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2. Phân cấp quản lý thực hiện các chính sách, chế độ đối với người có công với cách mạng:
1. Uỷ ban nhân dân huyện, thành, thị có trách nhiệm:
a. Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định, xem xét hồ sơ do UBND xã, phường, thị trấn và các cơ quan quản lý đối tượng chuyển đến theo quy định của Nghị đinh 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ, quy định của Pháp luật và các quy định của quyết định này; Trên cơ sở đó lập danh sách báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và quyết định cho đối tượng hưởng trợ cấp gồm các loại đối tượng và hồ sơ sau:
- Người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học;
- Trợ cấp 1 lần, chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp tiền mai táng phí đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ Quốc tế được tặng thưởng Huân chương, Huy chương; Người có công giúp đỡ cách mạng;
- Cắt giảm trợ cấp, phụ cấp khi người có công với cách mạng và thân nhân của họ chết, hết tuổi hưởng hoặc lý do khác theo quy định của chính sách; Trợ cấp mai táng phí và trợ cấp 1 lần cho đối tượng theo quy định chính sách, đối với người thân của người có công với cách mạng bằng 3 tháng trợ cấp, phụ cấp của người có công hưởng trước khi chết;
- Xem xét và giải quyết chế độ trang cấp và dụng cụ chỉnh hình cho đối tượng Người có công với cách mạng theo quy định;
- Trợ cấp ưu đãi về giáo dục và đào tạo cho học sinh, sinh viên thuộc diện ưu tiên theo quy định;
- Hỗ trợ tiền cho thân nhân Liệt sĩ đi thăm viếng mộ Liệt sĩ theo quy định chính sách hiện hành.
b. Quản lý hồ sơ người hoạt động kháng chiến được tặng thưởng Huân chương, Huy chương các loại đã được xét hưởng trợ cấp 1 lần; Hồ sơ người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học; Hồ sơ trợ cấp ưu đãi về giáo dục; Hồ sơ các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Quyết định này và hồ sơ do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phân cấp quản lý để theo dõi và thực hiện chế độ chính sách cho đối tượng.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành, thị xã (gọi tắt là cấp huyện) chịu trách nhiệm:
a. Xem xét và ký quyết định chế độ chính sách đối với các đối tượng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Quyết định này.
b. Tổ chức chỉ đạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện, đồng thời:
- Ký hợp đồng với Bảo hiểm xã hội tỉnh để thực hiện chế độ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho các đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng;
- Ký hợp đồng với Trung tâm Phục hồi chức năng và chỉnh hình Vinh để thực hiện đo khám làm dụng cụ chỉnh hình và vật lý trị liệu cho đối tượng người có công với cách mạng;
- Thực hiện việc thu, quản lý, sử dụng đúng mục đích quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” và động viên các nguồn lực để làm mới, sửa chữa và quản lý nhà tình nghĩa, nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm ghi tên liệt sĩ và mộ liệt sĩ tại nghĩa trang họ tộc và gia đình quản lý;
- Chỉ đạo các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, thành, thị xã xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công với cách mạng;
- Tổ chức việc thanh tra, kiểm tra các xã, phường, thị trấn về công tác chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; Giải quyết kịp thời đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo thẩm quyền quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 64/2003/QĐ-UB ngày 17/7/2003 của UBND tỉnh về việc phân công, phân cấp quản lý, thực hiện một số chính sách, chế độ đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo việc tổ chức thực hiện và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này;
2. Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - TB&XH, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này;
3. Trong quá trình thực hiện nếu gặp vướng mắc thì UBND các huyện, thành, thị và các ngành liên quan báo cáo về Sở Lao động - TB&XH để tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh xem xét, giải quyết . /.