Giáo Xứ Vĩnh Giang

Giáo Xứ Vĩnh Giang

Thành lập: 1982. Bổn mạng: Đức Mẹ Mân Côi . Ngày kính: 07.10 hằng năm. Giáo dân: 2.601 người (dân cư: 4.210 người) Địa chỉ: Thôn Việt Cường, Xã Cù Bị, H. Châu Đức, T. Bà Rịa Vũng Tàu. Địa giới: Đông giáp Xuân Mỹ / Tây giáp Bàu Cạn / Nam giáp Kim Long / Bắc giáp Cẩm Đường. Điện thoại: 0254. 3885207.

Thành lập: 1982. Bổn mạng: Đức Mẹ Mân Côi . Ngày kính: 07.10 hằng năm. Giáo dân: 2.601 người (dân cư: 4.210 người) Địa chỉ: Thôn Việt Cường, Xã Cù Bị, H. Châu Đức, T. Bà Rịa Vũng Tàu. Địa giới: Đông giáp Xuân Mỹ / Tây giáp Bàu Cạn / Nam giáp Kim Long / Bắc giáp Cẩm Đường. Điện thoại: 0254. 3885207.

Lễ thành lập Giáo xứ Mỹ Hòa và nhậm chức chánh xứ

(WGPSG) “Xin hãy tạ ơn Chúa, đặc biệt với ơn thành lập giáo xứ. Xin Chúa chúc lành cho từng người, để cộng đoàn giáo xứ Mỹ Hòa cùng cộng tác với nhau và cộng tác với chính quyền địa phương để xây dựng một cuộc sống mới cho giáo xứ và những người xung quanh để mỗi ngày một phát triển và đạt mọi sự tốt đẹp”.

Trên đây là lời ngỏ của Đức Giám mục phụ tá Giuse Đỗ Mạnh Hùng trong Thánh lễ thành lập giáo xứ Mỹ Hòa và nhậm chức tân chánh xứ của linh mục Giuse Ngô Viết Thanh, được cử hành vào lúc 9g30 thứ Bảy ngày 09/09/2017, tại nhà thờ Mỹ Hòa: số 14/4A, ấp Trung Chánh 2, xã Trung Chánh, huyện Hóc Môn.

Chủ tế Thánh lễ là Đức Giám mục ( ĐGM) phụ tá Giuse Đỗ Mạnh Hùng. Đồng tế với ngài có linh mục Phêrô Kiều Công Tùng – Chưởng ấn Tòa Tổng Giám mục; linh mục Phêrô Nguyễn Ngọc Vượng – Hạt trưởng hạt Hóc Môn; linh mục Phanxicô Nguyễn Xuân Quang - Hạt trưởng hạt Bình An; linh mục Đa Minh Nguyễn Văn Minh – chánh xứ Trung Chánh, cùng quý cha trong giáo phận. Tham dự Thánh lễ có đông đảo giáo dân trong giáo xứ Mỹ Hòa và Trung Chánh, gia đình của cha tân chánh xứ và quý khách mời. Cùng có sự hiện diện của Ban Tôn giáo TP.HCM, chính quyền huyện Hóc Môn và lãnh đạo Đảng ủy, Ủy ban Nhân dân xã Trung Chánh.

Khởi đầu Thánh lễ là phần công bố quyết định thành lập giáo xứ Mỹ Hòa, do linh mục Phêrô Kiều Công Tùng – Chưởng ấn Tòa Tổng Giám mục đọc quyết định thành lập giáo xứ mới, là giáo xứ thứ 203 thuộc Tổng Giáo phận Sài Gòn do Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc ban hành và ấn ký ngày 11/06/2016.

Tiếp theo, linh mục Phêrô Nguyễn Ngọc Vượng – Hạt trưởng hạt Hóc Môn đọc văn thư bổ nhiệm của Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, bổ nhiệm linh mục Giuse Ngô Viết Thanh làm chánh xứ tiên khởi giáo xứ Mỹ Hòa.

Sau đó, cha tân chánh xứ đọc bản tuyên xưng đức tin và bản tuyên thệ trung thành. Sau nghi thức tuyên thệ, ĐGM chủ tế dẫn cha sở mới đến ngồi vào ghế chủ tọa, tòa giải tội, và mở cửa Nhà Tạm là những nơi ngài thi hành chức năng và nhiệm vụ linh mục chánh xứ. Nghi thức nhậm nhiệm sở kết thúc, cộng đoàn hiện diện tiếp tục tham dự Thánh lễ với phần Phụng vụ Lời Chúa.

Trong bài giảng Thánh lễ mừng kính Thánh Giuse, bổn mạng của giáo xứ, Đức cha Giuse đã chia sẻ cùng cộng đoàn về một bức tượng của Thánh Giuse đang ngủ, được Đức Thánh Cha Phanxicô giới thiệu. Thánh Giuse là người cha mẫu mực cho các gia đình Kitô hữu, ngài đã vượt qua những khó khăn vì ngài đã biết nghỉ ngơi trong Chúa.

Kế tiếp, ĐGM mời gọi cộng đoàn giáo xứ: Chúng ta dâng lên Chúa giáo xứ mới thành lập, xin Thánh Giuse bầu cử giúp cộng đoàn giáo xứ nghe được nhũng lời hướng dẫn của Chúa, thông qua lời cầu nguyện, qua trao đổi, qua giáo hội và giáo phận, để giúp cộng đoàn Mỹ Hòa luôn giữ được sự hiệp nhất và vui tươi để cùng cộng tác với cha xứ và với mọi người toàn thể thành một mối dây chung trong vùng Trung Chánh này, để xây dựng cộng đoàn giáo xứ Mỹ Hòa trở thành cộng đoàn yêu thương và mang lại niềm vui cho tất cả mọi người.

Sau bài giảng, cha tân chánh xứ lập lại lời hứa khi chịu chức linh mục trước mặt ĐGM.

Sau lời nguyện hiệp lễ, một vị đại diện giáo xứ lên có lời cảm ơn đến ĐGM chủ tế, quý cha đồng tế, quý khách mời, và hứa luôn đồng hành và cộng tác với cha sở mới.

Tiếp đến, linh mục chánh xứ tiên khởi Giuse Ngô Viết Thanh có lời tri ân đến Đức Tổng Giám mục Phaolô; ĐGM chủ tế, cảm ơn đến quý cha đồng tế, quý khách mời, và với các cấp chính quyền đang hiện diện. Cách riêng, ngài gởi lời tri ân và cảm ơn quý cha tiền nhiệm và đương nhiện giáo xứ Trung Chánh là giáo xứ Mẹ luôn quan tâm, hướng dẫn và tạo điều kiện cho người con là giáo xứ Mỹ Hòa được “Ra Riêng”.

Trước khi ban phép lành cuối lễ, ĐGM Giuse đã đại diện Đức Tổng Phaolô gởi lời chúc mừng đến linh mục chánh xứ Mỹ Hòa cùng với toàn thể cộng đoàn giáo xứ trong ngày thành lập và nhậm chức của cha xứ, cảm ơn đến các cha và giáo dân xứ Trung Chánh đã xây dựng và vun đắp cho người con được ra riêng là giáo xứ Mỹ Hòa, và đặc biệt cảm ơn đến các vị của Ban Tôn giáo thành phố, các vị chính quyền huyện Hóc Môn và xã Trung Chánh, ước mong có sự cộng tác giữa chính quyền và giáo xứ trở thành không gian loan báo tình thương và niềm vui của Thiên Chúa đến với mọi người.

Thánh lễ kết thúc lúc 11g15. Một trang sử mới đã mở ra với giáo xứ Mỹ Hòa, trong niềm cảm mến và tri ân, bà con tín hữu và cha tân chánh xứ hân hoan cùng chung tay cho sự phát triển hướng đến tương lai.

Quá trình hình thành và phát triển giáo xứ Mỹ Hòa

- Năm 1964, cha Tôma Trần Quốc Phú đã lập một trường sơ cấp miễn phí dành cho con em trong vùng.

- Năm 1974, cha Giuse Phạm Châu Diên đã mua đất và xây dựng nhà nguyện kính Thánh Cả Giuse. Được Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình chủ sự lễ khánh thành ngày 17/03/1974.

- Năm 2005, cha Antôn Phạm Gia Thuấn đã xây dựng nhà thờ mới.

- Ngày 11/06/2016, Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc đã quyết định nâng tách giáo họ Giuse Mỹ Hòa lên thành giáo xứ mới.

- Ngày 09/08/2017, bổ nhiệm cha Giuse Ngô Viết Thành làm chánh xứ tiên khởi.

- Ngày 09/09/2017, lễ công bố thành lập giáo xứ và nhậm chức của cha chánh xứ.

CÁC GIẤY TỜ CẦN THIẾT KHI TIẾN HÀNH LÀM THỦ TỤC ĐIỀU TRA HÔN PHỐI:

Lễ hội Bà Chúa Xứ (còn gọi là lễ Vía Bà Chúa Xứ) được tổ chức hàng năm bắt đầu từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch tại Miếu Bà Chúa Xứ thuộc phường Núi Sam (trước là xã Vĩnh Tế), thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Lễ hội thu hút hàng ngàn lượt du khách đến viếng thăm, dâng lễ cầu xin tài lộc, may mắn và chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp của vùng đất An Giang.

Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc tại chân núi Sam, đây là một di tích (lịch sự, kiến trúc, tâm linh) quan trọng của tỉnh và khu vực, hàng năm thu hút trên 2 triệu lượt khách hành hương. Năm 2001, lễ hội Bà Chúa Xứ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia.

Được biết, phần lễ của lễ Vía Bà gồm năm lễ: lễ tắm Bà, lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà, lễ Túc yết, lễ xây chầu, lễ Chánh tế.

Lễ hội được tổ chức vào đêm 23 rạng sáng 24/4 âm lịch. Nói là tắm bà, nhưng thực tế là lau lại bụi bặm trên tượng thờ và thay áo mão cho Bà.

Nghi thức đầu tiên là thắp sáng hai cây đèn cầy to trước tượng Bà. Ông chánh bái và hai vị bô lão niệm hương, dâng rượu, trà, kế đến là Ban quản trị lần lượt niệm hương cầu nguyện, lễ tất. Bức màn vải có viền ren thêu chữ, hoa nhiều màu sặc sỡ được kéo ngang bệ thờ, che khuất khu vực đặt tượng. Một nhóm từ 4-5 phục nữ đã được chọn lựa, phân công từ trước vén màn bước vào trong chuẩn bị tắm Bà. Đầu tiên là cởi mão, khăn đội trên tượng, rồi lần lượt đến đai áo, áo ngoài, áo trong, để lộ toàn thân pho tượng bằng đá sa thạch ở tư thế ngồi. Dưới chân tượng Bà được đặt một chậu nước nhỏ đựng nước hoa xông lên thơm ngát, hàng chục chiếc khăn được nhúng vào chậu, vắt khô rồi lau lên cốt tượng. Sau đó một mâm đầy lọ nước hoa loại đắt tiền được dâng lên, mỗi lọ đều được xịt một ít vào tượng cốt, xong trả lại cho chủ. Người dâng cúng kính cẩn mang về nhà xem như một vật gia bảo. Kế đến, một bộ áo đẹp nhất dâng cúng trong kỳ lễ hội được khoác lên tượng, thắt dây đai áo rộng và các bộ phận khác, cuối cùng đội mão lên tượng.

Lễ tắm Bà xong, bức màn được kéo qua một bên, mọi người chen nhau đến gần để chiêm ngưỡng, khấn vái, ai cũng cố đến sát bên bệ thờ để xin lộc bà là một vài cành hoa, một vài trái cây để trên bàn. Lễ tắm Bà thường kéo dài khoảng một giờ, sau đó mọi người được tự do lễ bái.

Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà

Lễ này được tiến hành vào lúc 15 giờ ngày 24/4 âm lịch. Các bô lão trong làng và Ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề sang lăng Thoại Ngọc Hầu nằm đối diện với miếu bà làm lễ Thỉnh Sắc rước bài vị của Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại, bà nhị phẩm Trương Thị Miệt, và bài vị Hội đồng. Khi vào đến Miếu Bà, các bài vị trên được an vị ngôi chính điện, Ban quản trị dâng hương thỉnh an, lễ thỉnh sắc kết thúc. Tục lệ thỉnh sắc Thoại Ngọc hầu đã có từ lâu để tỏ lòng biết ơn ông là người có công khai phá vùng đất hoang vu này.

Lễ Thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà

Lễ được tổ chức 0 giờ ngày 25 rạng ngày 26/4. Tất cả các bô lão trong làng và Ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề, đứng xếp hàng hai bên trước tượng Bà. Vật cúng gồm có: một con heo trắng (đã được cạo lông mổ bụng sạch sẽ, chưa nấu chín), một đĩa đựng huyết có ít lông heo gọi chung là "mao huyết", một mâm xôi, một mâm trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa gạo muối. Ông chánh bái làm lễ dâng hương, chúc tửu, hiến trà, dâng tế, sau đó thì hóa một ít giấy vàng bạc.

Sau cúng Túc Yết là lễ xây chầu. Để chuẩn bị cho lễ này, người ta khiêng bàn tổ ra ngoài và thay vào đó một cái trống chầu.

Vào lễ người xướng nội hô to "ca công tựu vị", ông chánh bái ca công liền bước tới bàn thờ đặt giữa võ ca, hai tay cầm dùi trống nâng ngang trán khấn vái. Phía bên trái bàn thờ có một tô nước và một nhành dương liễu. Ông chánh bái ca công cầm nhành dương nhúng vào tô nước rồi vảy nước ra xung quanh, vừa đọc to những lời cầu nguyện:

"Nhất xái thiên thanh" - Trời luôn thanh bình.

"Nhị xái địa linh" - Đất thêm tươi tốt.

"Tam xái nhơn trường" - Người sống muôn tuổi.

"Tứ xái quỷ diệt hình" - Quỷ dữ bị tiêu diệt.

Đọc xong, ông chánh bái ca công đặt tô nước, cành dương trở lại bàn thờ, ông đánh ba hồi trống và xướng "ca công tiếp giá", lập tức đoàn hát bộ nổi chiêng trống rộ lên và chương trình hát bộ bắt đầu. Các tuồng hát bộ sau đây thường được diễn tại miếu bà: Trần Bình Trọng, Sát Thát, Lưu Kim Đính, Trưng Nữ Vương, v.v...

Đến 4 giờ sáng ngày 26 cúng Chánh tế (nghi thức giống như cúng "Túc yết"). Chiều ngày 27 đưa sắc Thoại Ngọc hầu về Sơn Lăng.

Phần hội diễn ra rất sôi nổi  đan xen với phần lễ, các hoạt động văn hoá nghệ thuật dân gian được biểu diễn như múa lân, múa mâm thao, múa đĩa chén...thu hút nhiều du khách.

Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam là một lễ hội mang bản sắc dân tộc đậm nét, nhưng cũng chứa đựng nhiều màu sắc địa phương Nam Bộ. Đây thực sự là một lễ hội văn hoá dân gian đáp ứng nhu cầu văn hoá xã hội, đời sống tinh thần của nhân dân.

Rảy nước Thánh trên các đồ vật, nhà cửa, xe cộ.. là để xin Chúa xua đuổi sự dữ ra khỏi các sự vật ấy và nhận làm của Chúa chúc lành, để khi dùng đến thì được chúc phúc và gìn giữ.