Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương
Ngày 6 tháng 10 năm 2021, UBND tỉnh Lào Cai và Bộ Giao thông Vận tải đã có buổi làm việc, nghiên cứu các phương án đề xuất về việc đầu tư đoạn đường sắt đấu nối Lào Cai – Hà Khẩu. Các đại biểu nghiêng về phương án 3 – nối ray bằng khổ đường lồng 1.435 và 1.000mm tại vị trí cầu Hồ Kiều mới (cách cầu cũ 2,5 km về phía thượng lưu). Dự án cho phép chuyển tải giữa 2 khổ đường ngay tại ga Lào Cai thay vì chỉ thực hiện tại Hà Khẩu như trước và tận dụng được cho dự án đường sắt mới khổ 1.435mm Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.[15]
Số vốn đầu tư của phía Việt Nam là 2.200 tỷ đồng, từ vốn ngân sách Nhà nước thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021–2025.[16]
Năm 2019, Bộ Giao thông Vận tải đã công bố quy hoạch tuyến đường sắt mới khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Đây là đường sắt đường đôi (2 chiều đường riêng biệt), khổ 1,435m điện khí hóa. Tổng mức đầu tư toàn tuyến lên đến 100 nghìn tỷ đồng. Chi phí nghiên cứu quy hoạch do Trung Quốc tài trợ.[17]
Theo tiến sĩ Phạm Chi Lan, xây thêm tuyến đường sắt mới với vốn đầu tư lên đến 100.000 tỷ đồng, trong khi đã có đường cao tốc là lãng phí và vô lý. Trong khi đó, miền Nam lại được đầu tư rất ít, rất chậm.[17] Việc hưởng lợi của Việt Nam từ dự án này thấp hơn nhiều Trung Quốc.[18]
Cục Đường sắt Việt Nam vừa trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Theo đó, chiều dài toàn tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng - Quảng Ninh 447,66km, đi qua 10 tỉnh, thành phố. Trong đó đoạn qua Hải Dương dài khoảng 41 km, đi qua 5 huyện gồm Tứ Kỳ (khoảng 11,2km), Gia Lộc (khoảng 10,5km), Bình Giang (khoảng 9,3km), Thanh Hà (khoảng 7,9km), Cẩm Giàng (khoảng 2,6km).
Theo lộ trình đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2030 cơ bản được thi công xong tuyến đường đơn, điện khí hóa, khổ 1.435mm đoạn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Tại địa phận Hải Dương: Hướng tuyến bắt đầu từ ranh giới với tỉnh Hưng Yên, vượt qua quốc lộ 38 tránh khu dân cư Đông Giao (Cẩm Giàng), vượt khu công nghiệp Cẩm Điền – Lương Điền, vượt quốc lộ 5 và sông Sặt, sau đó đi vào trục quy hoạch đường sắt qua khu công nghiệp Phúc Điền mở rộng, đến vị trí đặt ga Bình Giang.
Ra khỏi ga Bình Giang, tuyến đi về hướng đông nam qua đường tỉnh 395, 394 qua sông Đình Đào tới địa phận xã Yết Kiêu (Gia Lộc) và đến ga Hải Dương Nam.
Tuyến tiếp tục bám sát và đi song song ở phía bắc đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, vượt trên quốc lộ 38B, nút giao quốc lộ 38B với đường dẫn vào cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và quốc lộ 37. Sau đó, tuyến rẽ trái tạo đường cong vượt đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, tiếp tục bám sát và đi song song ở phía nam đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, vượt đường tỉnh 391 đến ga Tứ Kỳ.
Ra khỏi ga Tứ Kỳ, tuyến tiếp tục bám sát và đi song song ở phía nam đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đoạn qua huyện Thanh Hà là hết địa phận tỉnh Hải Dương.
Đoạn qua Hải Dương được quy hoạch 3 ga. Cụ thể, ga Bình Giang thuộc địa phận xã Hùng Thắng (Bình Giang) là ga hỗn hợp tác nghiệp hành khách và hàng hóa, quy mô 6 đường đón tiễn; 1 đường xếp dỡ, diện tích khoảng 10,5ha. Trong tương lai đề nghị xây dựng thành ga liên vận quốc tế.
Ga Hải Dương Nam quy hoạch tại thị trấn Gia Lộc, phía nam thôn Chằm, xã Yết Kiêu, phía bắc đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và đường vành đai II TP Hải Dương là ga hỗn hợp tác nghiệp hành khách và hàng hóa. Quy mô 7 đường đón tiễn, 2 đường xếp dỡ, diện tích khoảng 10,5 ha.
Ga Tứ Kỳ ở xã Chí Minh (Tứ Kỳ) là ga kỹ thuật nhường tránh. Quy mô 3 đường đón tiễn, diện tích khoảng 5,3 ha. Trong tương lai, khi tuyến đường sắt hoàn thiện đường đôi, xem xét chuyển đổi thành ga hàng hóa.
Cuối thế kỉ XIX, người Pháp đã khảo sát mở tuyến đường sắt lên phía Tây Bắc theo triền sông Hồng. Thực ra, người Pháp chỉ có ý đồ mở tuyến đường sắt này đến Yên Bái, để khai thác nguồn tài nguyên của các tỉnh vùng trung du. Nhưng khi phát hiện các tỉnh phía Tây Nam của Trung Quốc có nhiều khả năng phát triển kinh tế, giàu tài nguyên khoáng sản, song rất khó khăn trong việc giao lưu hàng hóa giữa các địa phương, Pháp đã mở tiếp tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai và vươn sang các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc. Trong khoảng thời gian từ 1898 đến 1906, Pháp đã bắt hơn 10 nghìn lính và phu phen đi lao động khổ sai, đào núi, bạt đồi dọc con sông Hồng với chiều dài 296 km.[5]
Năm 1906, tuyến đường sắt khổ đường 1 mét từ Hà Nội vượt cầu Long Biên đã nối liền với Lào Cai. Từ đây Pháp lại tiếp tục xây dựng kéo dài sang Vân Nam (Trung Quốc). Toàn tuyến đường sắt này bao gồm 7 ga chính, 27 ga xép, riêng ga Lào Cai được xây dựng lớn thứ hai sau ga Hàng Cỏ (Hà Nội).[5]
Đoạn đường sắt thúc đẩy các cơ sở công nghiệp, các đồn điền phát triển mạnh. Những nông dân từ các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định cũng lên các tỉnh miền ngược có đường sắt đi qua, như Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, sinh sống khá đông. [6]
Từ năm 1939 đến 1950, đường sắt Hà Nội – Lào Cai được dùng để chuyển quặng apatit từ Lào Cai về chính quốc Pháp.[1]
Khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, Đảng, Nhà nước tiếp tục đầu tư, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai. Dù bị bắn phá, tuyến đường sắt vẫn đứng vững, kịp thời vận chuyển hàng triệu tấn hàng hóa đi xây dựng chủ nghĩa xã hội.[5]
Năm 1958, Hồ Chí Minh ngược tàu hỏa lên thăm nhân dân các dân tộc Lào Cai.[5]
Toàn tuyến dài 296 km trong đó khoảng 111 km là những đoạn cong. Tình trạng kỹ thuật hiện tại lạc hậu, nhiều đoạn đường sắt xuống cấp. Đội đầu tàu phục vụ tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai được đánh giá là hiện đại chỉ sau tuyến Bắc – Nam, nhưng tình trạng đường sắt kém khiến cho các đầu tàu không được khai thác hết công suất.[7]
Trước năm 2014, tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai là tuyến đường độc tôn vì quốc lộ 70 chật hẹp, quanh co.[8] Khi đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai hoàn thành, thì đường sắt trở nên yếu thế, lượng hành khách giảm.[9][5]
Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng đã được xác định trong các quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng (Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng), các quy hoạch tỉnh. Trung Quốc đã cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại để triển khai lập và hoàn thành quy hoạch chi tiết tuyến đường sắt mới Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng; bàn giao kết quả nghiên cứu cho phía Việt Nam vào tháng Tám vừa qua.
Tháng Tám vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch vốn năm 2024 để chuẩn bị đầu tư dự án. Hiện, Bộ Giao thông Vận tải tích cực triển khai lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án; đã làm việc với 9 địa phương dọc tuyến để thỏa thuận hướng tuyến, vị trí, quy mô nhà ga với các địa phương.
Đồng thời, để đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng dự án, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt hỗ trợ kỹ thuật không hoàn lại để rà soát báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Trung Quốc đã cử chuyên gia sang hỗ trợ kỹ thuật từ tháng 10 vừa qua để phối hợp với tư vấn Việt Nam trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã báo cáo cụ thể về phương án thực hiện tự chủ trong quá trình triển khai dự án trong tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, thi công hạ tầng, chế tạo toa xe, đầu máy, hệ thống điện động lực, quản lý vận hành...
Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, xây dựng mới tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, kết nối với cảng biển quốc tế Hải Phòng, kết nối liên vận quốc tế với Trung Quốc nhằm triển khai Kế hoạch hợp tác kết nối giữa khuôn khổ "Hai hành lang. Một vành đai" với sáng kiến "Vành đai và Con đường;" đáp ứng nhu cầu vận tải chất lượng cao, nhanh chóng, thuận tiện và an toàn.
Đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng có tổng chiều dài 417km, đi qua 9 địa phương gồm Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng; dự kiến có 36 ga./.
Tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh được quy hoạch đi qua 10 tỉnh, thành phố với chiều dài là 447,66km sẽ tăng năng lực lưu thông hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc.